Dropshipping Là Gì ? Cách Kiếm Tiền Với Dropshipping

0 Comments

Dropshipping Là Gì

Kiếm tiền với dropshipping là hình thức kiếm tiền online không còn xa lạ với nhiều anh em làm MMO tại Việt Nam, trong đó có mình, đây là mô hình kinh doanh rất hay mà bạn nên tham khảo.

Vậy dropshipping là gì ? Cách kiếm tiền với dropshipping như thế nào ? làm dropshipping cần bao nhiêu vốn ? ai có thể tham gia ? bài viết naỳ mình sẽ giải đáp tất cả.

Dropshipping là gì ?

Theo nghĩa đen: Drop là Thả – Shipping là vận chuyển – Dropshipping là thả và vận chuyển, chính là 2 hành động chính của 1 drop shipper (người làm dropshipping)

Bạn tìm sản phẩm và tạo một website hoặc gian hàng để bán sản phẩm đó, khi có khách hàng mua bạn sẽ vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng, với mình.

Dropshipping bản chất là bạn đi buôn, tìm sản phẩm ở nơi có giá thấp và bán lại với giá cao hơn, phần chênh lệch chính là lợi nhuận mà bạn nhận được.

Ví dụ: cùng 1 sản phẩm được bán trên 2 website với 2 mức giá khác nhau.

Wesite A bán với giá 23k (hơn $1)

dropshipping là gì

Nhưng ở website B bán với giá 206k (khoảng gần $9)

kiếm tiền với dropshipping

Thật ra lúc này website B đã lấy sản phẩm trên website A để bán lại với mức giá chênh $8, đây chính là phần lợi nhuận.

Nếu nhìn qua thì nó không hề khác gì so với việc kinh doanh theo cách truyền thống, ai mà chẳng lấy sản phẩm từ nơi có giá thấp và bán lại với giá cao hơn.

Nhưng dropshipping là một mô hình kinh doanh tối ưu hơn nhiều so với kênh truyền thống, hãy xem sự khác biệt nằm ở đâu ?

Khác biệt giữa dropshipping & kinh doanh truyền thống

Để bắt đầu kinh doanh theo cách truyền thống, bạn cần có gì ?

  • Nhập sản phẩm về kho/cửa hàng..
  • Thuê mặt bằng cửa hàng ( mình không nói đến bán hàng online nhé, vì cơ bản dropshipping cũng là bán hàng online)
  • Bạn tự bao hết các khâu từ sản xuất hoặc nhập hàng, in bao bì, vận chuyển

Tóm lại, với kinh doanh truyền thống bạn cần có cửa hàng, phải nhập hàng về để bán. Quy trình là khách hàng đến cửa hàng, tự trải nghiệm sản phẩm và mua hàng mang về.

Kinh doanh theo kiểu dropshipping:

  • Bạn chỉ cần tìm được nguồn hàng ( wholesale, supply…)
  • Bạn cần có một website riêng hoặc một gian hàng nếu làm dropshipping trên các sàn TMĐT.
  • Bạn chỉ cần fulfill đơn hàng để vận chuyển đến cho khách hàng, bạn không vận chuyển mà chính nhà cung cấp sẽ làm điều đó.

Với dropshipping, bạn không cần phải nhập sản phẩm trước, chỉ cần có khách hàng đặt hàng trên website của bạn, bạn lấy thông tin của khách để fulfill từ webssite của supplier hoặc wholesaler là xong.

Hiểu ngắn gọn, khi có khách đặt hàng trên website của bạn, bạn sẽ qua website của nhà sản xuất, mua hàng và vận chuyển đến khách hàng.

Sự khác nhau lớn nhất giữa kinh doanh truyền thống và dropshipping là với dropshipping bạn không cần nhập sản phẩm nên không cần bỏ một số vốn lớn để nhập hàng và đặc biệt, sẽ không có hàng tồn kho.

Ngoài ra với dropshipping bạn gần như vô hình trong mắt khách hàng cho dù họ mua sản phẩm trên website của bạn, khi sản phẩm đến tay khách hàng thì thông tin là của supplier, không phải thông tin của bạn.

Nguồn hàng để làm dropshipping

Về nguồn hàng để làm dropshipping bạn có thể tìm nguồn hàng trong nước hoặc quốc tế.

Nguồn hàng trong nước bạn có thể tìm đến các công ty hoặc nhà sản xuất, làm việc trực tiếp với họ về mọi công đoạn như giá cả, hình thức vận chuyển, phí vận chuyển, giá bán sỉ, giá bán lẻ…

Nguồn hàng quốc tế thì bạn có thể tìm trên các website nổi tiếng về hàng sỉ như Aliexpress, Taobao, 1688… những website này có đa dạng sản phẩm và giá khá rẻ so với thị trường, là nơi tốt để tìm sản phẩm làm dropshipping.

Ưu điểm của dropshipping

Dưới đây là những ưu điểm của dropshipping từ kinh nghiệm của mình.

  • Cần ít vốn

Không cần nhập sản phẩm, không cần thuê mặt bằng cho nên làm dropshipping không cần nhiều vốn để bắt đầu, bạn chỉ cần đầu tư để thiết kế website hoặc tạo store trên các platform như Shopify, Bigcommerce… ngoài ra còn chi phí về marketing là chủ yếu.

  • Dễ dàng vận hành

Với dropshipping, công việc của bạn chủ yếu là tìm sản phẩm, đưa lên website và marketing nó, bạn không cần quan tâm đến các khâu như: đóng gói sản phẩm, xử lý hàng trả lại, quản lý hàng tồn kho, thuê kho bãi…

  • Chi phí duy trì thấp

Tất cả những gì bạn cần là 1 website hoặc store trên các platform và đó gần như là chi phí chính của 1 cửa hàng thương mại điện tử, bạn chỉ cần bỏ 1 ít chi phí để duy trì tên miền, hosting, chí phí định kỳ trên platform.

  • Vị trí làm việc linh hoạt

Nói đơn giản, tất cả những gì bạn cần để làm việc là 1 chiếc máy tính và kết nối internet, cho nên “văn phòng” của bạn có thể là quán cafe, cửa hàng tiện lợi, làm ở nhà hoặc bất kỳ đâu có internet.

  • Đa dạng sản phẩm để bán

Vì không cần nhập hàng cho nên bạn thoải mái trong việc tìm và chọn sản phẩm để bán, hôm nay bạn muốn bán sản phẩm cho thú cưng, ngày mai bạn vẫn có thể tạo 1 store bán dụng cụ leo núi…

Nhược điểm của dropshipping

  • Thời gian vận chuyển lâu

Thông thường 1 sản phẩm từ khi khách hàng đặt hàng đến lúc họ nhận sản phẩm thường chỉ rơi vào 1-7 ngày, với dropshipping nếu bạn làm thị trường quốc tếthời gian vận chuyển có thể lên đến 30 ngày, điều này khiến khách hàng khá dè dặt trong việc mua hàng.

  • Gặp phải Supplier rỡm

Bạn không cần nhập hàng nên bạn sẽ không tự tay kiểm tra sản phẩm đó có thực sự chất lượng hay không ? nếu gặp được nhà cung cấp làm sản phẩm chất lượng thì không có gì để nói nhưng nếu gặp phải suppliers rỡm, bạn sẽ rất đau đầu trong việc giải thích với khách hàng, tỉ lệ hoàn trả lớn.

  • Khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu

Bạn khó kiểm tra trực tiếp sản phẩm, bạn không nhập hàng về kho cho nên việc in bao bì, làm thương hiệu riêng cho cửa hàng rất khó khăn, bạn vẫn có thể trao đổi với supplier về vấn đề này nhưng sẽ tăng chi phí gốc mà chưa chắc họ làm theo đúng ý bạn.

3 cách làm dropshipping phổ biến hiện nay

Hiện tại có 3 cách để bạn có thể tạo store để làm dropshipping:

  • Tự làm website với woocommerce và wordpress

Việc thiết kế 1 website đã không còn quá khó khăn, rất nhiều hướng dẫn bạn thiết kế website từ các blog hay kênh youtube.

Mình khuyến khích sử dụng nền tảng wordpress kết hợp với plugin Woocommerce để làm website bán hàng, với wordpress mọi thứ là có sẵn, bạn không cần phải biết lập trình.

  • Tạo store trên nền tảng ecommerce

Có khá nhiều nền tảng hỗ trợ bạn thiết kế 1 website thương mại điện tử, phổ biến nhất là shopify – đây là nền tảng rất nổi tiếng trong cộng đồng những người làm dropshipping.

shopify store

Với sự hỗ trợ từ shopify bạn không cần phải quá lo lắng về việc thiết kế 1 cửa hàng chuyên nghiệp, nó phù hợp với cả người mới.

Mình khuyến khích bạn sử dụng shopify để tạo cửa hàng, nó có phí duy trì là $29/tháng – chi phí này là rất nhỏ nhưng lợi ích mang lại cho bạn là cực lớn.

Shopify sẽ giúp bạn:

  • Tạo 1 cửa hàng chuyên nghiệp
  • Thiết kế các trang cần thiết cho 1 shop bán hàng
  • Đo lường và thiết lập phí vận chuyển, mã giảm giá..
  • Phân tích hiệu suất cửa hàng từ dũ liệu thu thập được.
  • Thu thập data khách hàng.

cửa hàng shopify

Nhìn chung, với shopify bạn chỉ dành thời gian để marketing làm sao bán được hàng thôi, còn lại không phải lăn tăng về giao diện hay những thứ khác.

  • Làm dropshipping với sàn thương mại điện tử

Việc tạo website riêng để làm dropshipping sẽ cần nhiều kỹ năng thiết lập để xây dựng nên một website hoàn chỉnh, điều này gây khó khăn cho nhiều người mới.

Bởi vì không phải ai cũng biết thiết kế website, nếu bạn không thích làm dropshipping với website riêng, bạn vẫn có thể chọn các sàn thương mại điện tử để làm.

Các sàn thương mại điện tử quốc tế để làm dropshipping bao gồm

  • Ebay
  • Etsy
  • Amazon

Đây là 3 sàn thương mại điện tử quốc tế được rất nhiều người làm dropshipping, đặc biệt là Ebay, đây là sàn phổ biến nhất khi nói về dropshipping mà hầu như ai cũng biết.

Amazon cũng phổ biến không kém nhưng đa số mọi người làm FBA nhiều hơn dropshipping.

Còn Etsy là sàn thương mại điện tử bán đồ handmade, họ gần như cấm dropshipping tuy nhiên nếu bạn biết cách thì vẫn làm được, mình biết nhiều người vẫn đang làm.

Trường hợp bạn không thích làm dropshipping trên sàn thương mại điện tử quốc tế thì ở Việt Nam, làm dropshipping với shopee vẫn được nhiều người tham gia.

Cách làm dropshipping bằng cách tạo website riêng hay làm trên các sàn thương mại điện tử đều giống nhau.

Điều khác biệt là với sàn thương mại điện tử bạn có gian hàng riêng chứ không phải website và phần nào sẽ phụ thuộc vào cách hoạt động của sàn thương mại điện tử đó.

Cách làm Dropshipping hiệu quả

Bản chất của dropshipping là kinh doanh online, cho nên vấn đề chung của bất kỳ doanh nghiệp online nào là lưu lượng truy cập.

Làm sao để có thật nhiều lượng truy cập vào cửa hàng của bạn ? làm sao để chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng của bạn ?

Lưu lượng truy cập hay còn gọi là traffic, dưới đây mình sẽ dùng từ traffic để diễn đạt. Về traffic thì có hai hướng để làm đó là free traffic và paid traffic:

  • Free traffic là lưu lượng truy cập miễn phí.
  • Paid traffic là lưu lượng truy cập bạn phải trả phí để có được.

Các cách làm dropshipping với free traffic:

Bạn xây dựng website và SEO lên google.
Bạn xây dựng hệ thống fanpage từ mạng xã hội facebook.
Xây dựng hệ thống tài khoản và tăng follow instagram.
Bạn tạo gian hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo..với thị trường Việt Nam – Amazon, eBay đối với thị trường quốc tế.

Cách làm dropshipping với paid traffic:

  • Bạn kéo lưu lượng truy cập bằng cách chạy quảng cáo facebook.
  • Chạy quảng cáo google: google ads, google shopping…
  • Hoặc bán hàng bằng cách chạy quảng cáo instagram

Trong marketing, sáng tạo luôn là chìa khóa, nếu bạn nghĩ có thêm cách nào để tăng lưu lượng truy cập cho website của bạn thì cứ làm.

Nên làm dropshipping với free traffic hay paid traffic ?

Việc lựa chọn làm dropshipping với free traffic hay paid traffic là tùy vào định hướng, kỹ năng và ngân sách của bạn.

Bởi vì dù làm theo cách nào, bạn cần phải có những kỹ năng marketing như SEO, quảng cáo facebook, google để tiếp thị và bán hàng.

Hay là cần có ngân sách để đầu tư vào website, chạy quảng cáo và những chi phí lặt vặt để duy trì công việc khi chưa có lợi nhuận.

Đối với những bạn có ngân sách nhỏ thì có thể chọn cách làm free traffic để làm dropshipping, kiếm vốn và tích lũy kinh nghiệm trước khi đầu tư vào quảng cáo.

Còn những bạn có sẵn ngân sách cho quảng cáo thì bạn có thể đầu tư luôn, vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm nhưng hãy cẩn thận trong việc sử dụng ngân sách.

Lời khuyên của mình thì dù bạn có ngân sách hay không, hãy bắt đầu với free traffic trước bởi vì làm dropshipping không phải chỉ có ngân sách lớn là đủ.

Bạn cần có kinh nghiệm về chọn sản phẩm, về thị trường hay kỹ năng về tạo website, quản lý gian hàng và nhiều kỹ năng khác.

Mà những kỹ năng này cần thời gian để học và tích lũy, cách tốt nhất là học dần trong quá trình bạn làm dropshipping.

Một người mới dù có ngân sách lớn bạn cũng không có kinh nghiệm để biết nên phân bổ vào đâu là hợp lý và sử dụng sao cho hiệu quả.

Khi bạn có kỹ năng về marketing, bạn có cái nhìn rõ hơn về dropshipping thì lúc này bạn sẽ biết cách sử dụng ngân sách để phát triển cửa hàng sao cho hiệu quả nhất.

Các tài khoản thanh toán khi làm dropshipping

Phần này sẽ trả lời thắc mắc của nhiều người đó là làm dropshipping thì nhận tiền kiểu gì ? có kiếm được tiền thật không nếu làm dropshipping quốc tế ?

Bạn cần có 1 vài tài khoản sau đây để nhận thanh toán khi làm dropshipping.

Thẻ ATM và Visa:

Khi làm dropshipping ở thị trường Việt Nam, bạn chỉ cần thẻ ATM là được nhưng nếu làm thị trường quốc tế bạn cần có thẻ Visa ( Vietcombank, ACB, Vietinbank  …)

Tài khoản paypal:

Paypal là 1 trong những cổng nhận thanh toán ( payment gateway) phổ biến nếu bạn làm dropshipping ở thị trường nước ngoài, đăng ký tài khoản paypal hoàn toàn miễn phí.

Tài khoản Stripe/ 2Checkout:

Đây là những cổng thanh toán bạn cần có khi làm dropshipping quốc tế, nó vô cùng quan trọng, bạn càng đa dạng cổng thanh toán thì tỉ lệ chuyển đổi càng tốt.

( Stripe không hỗ trợ người dùng Việt Nam, bạn cần có thủ thuật để lách ).

Tài khoản payoneer:

Là 1 ví điện tử khá phổ biến trong cộng đồng anh em làm MMO nói chung và dropshipping nói riêng.

Payoneer không phải là 1 cổng thanh toán trực tiếp nhưng sẽ giúp bạn rút tiền về từ các cổng thanh toán như Stripe hay 2checkout.

Cần bao nhiêu vốn để làm dropshipping ?

Không có 1 con số cụ thể nào cả, mọi thứ là ước chừng – vì không cần phải nhập hàng hay tốn chi phí cửa hàng nên chi phí thiết lập 1 cửa hàng để làm dropshipping là không nhiều.

Mình sẽ chia làm 2 khoản chi phí để bạn có cái nhìn rõ hơn.

Chi phí cố định:

Là những chi phí bỏ ra để tạo website hay store – nếu bạn tự làm website thì chi phí rơi vào 1tr5/ năm bao gồm cả tên miền và hosting.

Trường hợp bạn tạo store trên platform thì tùy từng platform sẽ có mức phí duy trì cửa hàng khác nhau, với shopify là $29/ tháng.

Chi phí marketing:

Vì không cần nhập hàng nên không có chi phí vốn, bạn chỉ cần có chi phí để làm marketing – quảng bá cửa hàng để tăng lượng truy cập vào website để bán hàng.

Chi phí marketing là chi phí lớn nhất rồi , theo mình bạn nên có ít nhất $500 làm chi phí marketing trước khi bắt tay vào làm dropshipping.

Tóm lại sẽ không có 1 con số nào là cụ thể, kinh doanh bạn phải chuẩn bị thật kỹ ngân sách để đảm bảo “sống tốt” khi chưa có lợi nhuận.

Hay chuẩn bị tâm lý cho việc chưa bán được sản phẩm nào đã không còn chi phí vận hành, nếu bạn chấp nhận được rủi ro này và có sự chuẩn bị tốt thì khả năng thành công sẽ cao.

Hoặc giả sử có thất bại, cũng bớt hụt hẫng!

Những người mới có thể cần có chi phí mua hàng để vận chuyển cho khách trước vì khi nhận được tiền của khách, bạn phải chờ 7-10 ngày mới sử dụng được.

5 Sự thật về dropshipping không ai nói với bạn

Trừ mình… đúng vậy, bạn sẽ chỉ nhìn thấy nhiều thứ lấp lánh khi nghe mọi người nói về dropshipping, nào là làm giàu nhanh chóng, kiếm hàng nghìn đô la mỗi tháng.

Nhưng không ai nói với bạn rằng, để kiếm được hàng nghìn đô mỗi tháng, họ cũng đã chi hàng nghìn đô cho marketing và các phần chi phí khác.

Mình chỉ muốn nhắc nhở bạn rằng, không có hình thức kiếm tiền nào dễ dàng và dropshipping cũng vậy.

Dưới đây là 5 sự thật về dropshipping mà bạn nên biết:

Khi làm dropshipping, bạn có lợi thế là không cần nhập hàng trước vì vậy chi phí bỏ ra rất thấp nhưng ngược lại, lợi nhuận bạn nhận lại cũng thấp.

Bởi vì 1 phần doanh thu được trả cho nhà cung cấp, phần còn lại sẽ là chi phí cho quảng cáo, chi phí để duy trì cửa hàng và một vài khoản phí lặt vặt khác, phần còn lại là lợi nhuận ròng. Chỉ trừ khi bạn làm dropshipping theo cách free traffic thì lợi nhuận sẽ đạt tối đa, biên độ lợi nhuận trong khoảng 60%-70%, thậm chí hơn.

Để mong đạt được lợi nhuận cao, bạn cần bán thật nhiều đơn hàng để bù vào, từ hàng trăm cho đến hàng nghìn đơn hàng, nhưng để được như vậy, không dễ.

  • Cần kỹ năng marketing giỏi

Khi nói đến việc bán hàng qua website, điều mà nhiều người vẫn luôn đau đầu là làm thế nào để tăng lưu lượng truy cập chất lượng cho trang web. Bởi vì việc kinh doanh của bạn có hiệu quả hay không, bạn kiếm được lợi nhuận hay bị lỗ đều phụ thuộc và lưu lượng truy cập (traffic). Và để tăng lượng truy cập chất lượng cho website bạn cần có kỹ năng marketing giỏi như chạy quảng cáo facebook, instagram, Google hay SEO.

Đa số những người khi mới làm dropshipping, sẽ phải chật vật để tìm cách tăng lượng truy cập cho website để có những lợi nhuận đầu tiên để duy trì công việc kinh doanh.

  • Độ cạnh tranh cao

Trong các hình thức kiếm tiền online thì dropshipping đang là xu hướng được nhiều người quan tâm và tham gia, điều này dẫn đến độ cạnh tranh cao.

Để làm dropshipping bạn không cần nhiều chi phí để bắt đầu nên ai cũng có thể tham gia, vì vậy mà rất nhiều dropshipper muốn thử sức, dẫn đến cạnh tranh nhau về mọi mặt.

  • Cạnh tranh nhau về nguồn hàng.
  • Cạnh tranh nhau về kênh bán hàng
  • Cạnh tranh nhau về giá, thậm chí một số người sẵn sàng bán phá giá để thu hút khách hàng.

Dropshipping là hình thức kinh doanh mà ở đó, bất kỳ ai cũng có thể bán sản phẩm giống nhau, có nghĩa là đối thủ của bạn vẫn bán được sản phẩm giống bạn.

Và nếu họ là những người có kinh nghiệm, có nguồn lực sẵn thì chắc chắn bạn sẽ không thể cạnh tranh lại được.

Họ sẵn sàng giảm giá sâu hết mức, còn bạn giảm giá đồng nghĩa với lỗ.

Cùng một sản phẩm, website A bán $10, website B bán $20 nếu bạn là khách hàng thì bạn mua của ai ?

  • Bạn không kiểm soát được chuỗi cung ứng

Đây là điều mà dropshipper nào cũng gặp phải, bạn khó mà tự tay kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi bán hoặc gửi đến khách hàng.

Bạn cũng khó can thiệp vào các vấn đề vận chuyển, chính sách đổi trả bởi vì dù bạn là người bán hàng nhưng bản chất chỉ là trung gian giữa nhà cung cấp và khách hàng.

Một vài tình huống bạn sẽ bị mắt kẹt giữa nhà cung cấp và khách hàng, đặc biệt là khi đơn hàng vận chuyển chậm trễ, bạn vừa liên hệ với nhà cung cấp vừa phải trấn an khách hàng.

Mình ăn mail chửi của khách suốt nhưng vẫn phải luôn trả lời lịch sự, không lại ăn ngay một quả dispute trên paypal hoặc stripe thì lại mệt hơn nữa.

Việc trao đổi khi phát sinh vấn đề cũng cần nhiều thời gian để giải quyết bởi vì bạn ở Việt Nam, khách hàng ở Mỹ, châu âu, còn nhà cung cấp lại ở một quốc gia khác.

Múi giờ khác nhau cho nên việc trao đổi qua tin nhắn cũng chậm.

  • Khó xây dựng thương hiệu

Bạn có thể so sánh việc làm dropshipping với kinh doanh theo mô hình nhượng quyền, bạn không có sản phẩm và buộc phải lấy sản phẩm của người khác.

Điều này có nghĩa là dù bạn có tạo một website bán hàng đẹp thế nào, chăm sóc khách hàng tốt ra sao thì họ cũng chỉ nhớ đến thương hiệu của nhà cung cấp.

Bởi vì logo hay tên thương hiệu trên bao bì, không phải của bạn.

Hiện tại có nên làm dropshipping ?

Dropshipping với thị trường quốc tế thì đã là xu hướng của nhiều năm trước đây, có khá nhiều người thành công và trở thành triệu phú khi làm dropshipping – tất nhiên người thất bại thì cũng đông như quân nguyên.

Còn Việt Nam thì sao – 2022 gần như dropshipping là xu hướng tại Việt Nam luôn, với sự phát triển mạnh mẽ của các sàn thương mại điện từ như shopee, lazada, sendo… có rất nhiều seller họ tạo gian hàng – tận dụng traffic cực khủng từ các sàn thương mại điện tử này để làm dropshipping.

Xem qua về top 5 sàn thương mại điện tử tại Việt Nam với traffic cực khủng mỗi tháng để thấy tiềm năng làm dropshipping tại Việt Nam là rất lớn.

Nếu để trả lời câu hỏi: 2023 – có nên làm dropshipping hay không thì mình trả lời luôn là hãy làm nhanh, kẻo lỡ !

Bởi vì dropshipping đang là xu hướng hay chính xác hơn thương mại điện tử đang là xu hướng mạnh không riêng ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.

Kết bài

Dropshipping là hình thức kiếm tiền online uy tín mà bạn nên tham gia, tuy nhiên bản chất dropshipping là kinh doanh cho nên sẽ không dễ dàng để thành công.

Không có bí quyết nào để kiếm tiền nhanh chóng với dropshipping cả, bạn cần làm việc có kế hoạch, đầu tư thời gian, ngân sách và kiên trì mới có thành quả.

Hãy xem dropshipping là công việc chính, một doanh nghiệp nhỏ mà bạn xây dựng thì lúc đó bạn mới có thái độ nghiêm túc để làm việc.

Nếu ngay từ lúc bắt đầu bạn đã có suy nghĩ “làm chơi” hoặc thiếu nghiêm túc thì tốt nhất đừng làm, vì không được gì đâu chỉ thêm tốn thời gian của bạn.

Trong bài viết này mình đã giải thích cho bạn hiểu dropshipping là gì ? cũng như những vấn đề liên quan đến hình thức này, nếu có vấn đề gì thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới.

Mình là Phúc Lợi, một blogger già cỗi vẫn mang trong mình nhiều khát khao học tập, chia sẻ về marketing, MMO như ngày mới bắt đầu.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}