‘Trái ngọt’ từ tiết đọc sách

“Đọc để học” (Reading to Learn – R2L) là một trong bốn nhiệm vụ then chốt trong chương trình cải cách giáo dục tại Hong Kong, Trung Quốc. Một sự thay đổi sâu rộng đã diễn ra khi các trường học thực hiện chương trình này.

Dù học sinh có yêu thích tự thân việc đọc hay không, đọc tốt là kỹ năng mọi học sinh cần được trang bị, giúp cải thiện thành tích học tập. Đây là kết luận rút ra từ một số nghiên cứu xung quanh hiệu quả chương trình “Đọc để học” tại Hong Kong, Trung Quốc.

“Đọc để học” (Reading to Learn – R2L) là một trong 4 nhiệm vụ then chốt trong chương trình cải cách giáo dục tại Hong Kong, ra đời năm 2002. Nhiệm vụ “đọc để học” được Bộ Giáo dục Hong Kong triển khai với cấp tiểu học và trung học. Bộ nhấn mạnh đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của cấp tiểu học, giúp học sinh tăng khả năng tự học trong nhiều năm sau đó.

Một sự thay đổi sâu rộng đã diễn ra khắp các trường khi chương trình này bắt đầu đi vào hoạt động: các trường tiểu học đều bổ nhiệm giáo viên kiêm thủ thư; xây dựng hệ thống thư viện trường; thay đổi chương trình học; cải thiện phương pháp dạy và đánh giá năng lực.

Theo các nghiên cứu, chương trình đọc đã góp phần đáng kể trong việc giúp học sinh Hong Kong đạt thứ hạng trong nhóm dẫn đầu tại các cuộc thi đánh giá năng lực toán, khoa học, đọc hiểu quốc tế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *