Vay app có bị nợ xấu không?

Vay app có bị nợ xấu không? Hướng dẫn xử lý nợ xấu hiệu quả

Nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra mắt nhiều app cho vay nhanh chóng, tiện lợi chỉ bằng cú click chuột gọn gàng trên điện thoại. 

Tuy nhiên, với xu hướng hiện đại của các app vay online như vậy, liệu việc “Vay app có bị nợ xấu không?” Và có giải pháp hiệu quả nào giúp đỡ những khách hàng bị nợ xấu nhưng vẫn muốn vay mượn thêm không?

Bài viết sẽ cung cấp tổng quan kiến thức về nợ xấu, giải đáp thắc mắc và đưa ra những phương án giải quyết tình huống khách hàng đang bị nợ xấu, hạn chế mức độ nghiêm trọng của tình hình. 

Giải đáp về nợ xấu 

Theo thông tư số 31 ngày 30/6/2024 của Ngân hàng nhà nước về phân loại tài sản trong hoạt động ngân hàng thương mại quy định về nợ xấu như sau: Nợ xấu (NPL) là nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán (nợ xấu nội bảng), gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5

Vay app có bị nợ xấu không?

Nợ xấu là gì?

Như vậy, nợ xấu là tình trạng khoản tiền vay mượn của cá nhân đã quá hạn chưa thanh toán trong tiêu chuẩn 90 ngày quy định bắt đầu từ ngày hạn đầu tiên thực hiện trả khoản vay. Số tài sản vay chưa được thanh toán sẽ trở thành khoản nợ xấu, ảnh hưởng đến điểm tín dụng của cá nhân thực hiện vay sau này. 

Phân loại nợ xấu theo các nhóm

Tại Việt Nam, để dễ dàng kiểm soát mức độ nợ xấu của các cá nhân hay tổ chức thương mại thực hiện vay, từ đó có các giải pháp xử lý trường hợp nợ xấu theo các cấp độ, các ngân hàng thương mại hay tổ chức tín dụng thường xuyên tổ chức việc phân loại nợ xấu thành các nhóm, nhưng vẫn tuân theo quy định của nhà nước. 

Như vậy, theo Điều 10 thông tư số 31 quy định về phân loại tài sản trong hoạt động ngân hàng thương mại, nợ được chia thành 5 nhóm chính, nhưng nợ xấu thường là nằm ở nhóm 3,4 và 5, tức là mức độ nghiêm trọng cao, rất cao, đặc biệt cao

Vay app có bị nợ xấu không?

Phân loại các nhóm nợ xấu theo điểm tín dụng

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

  • Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, trừ khoản nợ thuộc nhóm có rủi ro cao 
  • Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn
  • Khoản nợ được cơ cấu thời gian trả nợ lần thứ hai.
  • Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận, trừ các khoản nợ thuộc nhóm có rủi ro cao
  • Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;
  • Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng do khách hàng vi phạm thỏa thuận với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

  • Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, trừ khoản nợ quy định vào nhóm nợ rủi ro cao
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, trừ khoản nợ quy định vào nhóm nợ rủi ro cao
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn, trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn
  • Khoản nợ chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi
  • Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được
  • Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng do khách hàng vi phạm thỏa thuận với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

  • Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn
  • Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được
  • Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng do khách hàng vi phạm thỏa thuận với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi
  • Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản

Những nguyên nhân gây phát sinh nợ xấu

Vay app có bị nợ xấu không?

Nợ xấu là gánh nặng đau đớn cho những khách hàng tham gia

Nhìn chung, những nguyên nhân gây phát sinh nợ xấu của cá nhân thương xuất phát từ kế hoạch chi tiêu và phương pháp quản lý tài chính không hợp lý. Dưới đây, là những lí do sau:

Lơ là trong quản lý tài chính cá nhân: Việc không quản lý thời gian, dẫn đến quên thanh toán khoản vay, để quá hạn thời gian trả, để đưa vào tình huống nợ xấu, gây ảnh hưởng đến việc vay mượn ngân hàng sau này

Không xây dựng kế hoạch dự phòng: Các tình huống bất ngờ: bị bệnh, mất việc, tai nạn… giảm đi mức thu nhập cá nhân trong khi sự chênh lệch giữa mức chi tiêu lớn, dẫn đến tình trạng vỡ nợ, không có khả năng chi trả

Không kiểm soát dòng tiền biến động: Do cá nhân thực hiện vay nhiều app online cùng lúc, trong một thời gian ngắn có thể thực hiện xoay dòng tiền vay – trả- vay tiếp, nhưng khi không đủ khả năng xoay sở, thì không thể trả được hàng loạt các app online, dẫn đến nợ xấu

Không hiểu rõ quy định nợ xấu và cách ghi nhận của trung tâm tài chính: Không nắm thời gian thanh toán khoản vay, nghĩ rằng việc trả nợ trễ vài ngày không gây ảnh hưởng, tuy nhiên, việc kéo dài thời gian trả nợ sẽ bị quy vào việc cố ý trốn tránh thanh toán khoản vay, và có thể bị trung tâm tài chính ghi nhận vào nhóm nợ số 2, gây hạn chế một số quyền lợi cho cá nhân khi thực hiện vay mượn sau này

Vay app online có bị ghi nợ xấu không?

Để trả lời cho câu hỏi liệu “Vay app có bị ghi nợ không”, cần hiểu rõ thông tin app mà khách hàng thực hiện vay có nằm trong diện có hay không hoạt động liên kết với Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) không?

Vay app có bị nợ xấu không?

Vay app online vẫn có khả năng vướng nợ xấu

Nhưng nhìn chung, câu trả lời là có thể, tùy thuộc vào cá nhân thực hiện mức vay bao nhiêu và dưới các app vay online như thế nào. Đối với từng loại app sẽ có phần trăm mức độ nguy cơ bị nợ xấu khác nhau và một số hạn chế quyền lợi cá nhân nếu đã từng bị dính nợ xấu 

Đối với các app vay chính thống

Các app vay chính thống tức là các app online do các ngân hàng quốc gia lập ra bằng hình thực trực tuyến, phù hợp với những khách hàng bận rộn, không có thời gian thực hiện đăng ký trực tiếp tại quầy. Đây là một hình thức đăng ký khoản vay cho cá nhân một cách tiện lợi, linh hoạt và nhanh chóng.

Ngoài ra, app vay chính thống còn là các công ty tài chính thuộc trong danh sách hợp pháp của nhà nước quy định.

 Khi khách hàng thực hiện khoản vay tại bất kỳ nơi nào trên, các ngân hàng hay công ty đều có sự liên thông chặt chẽ về mặt dữ liệu điện tử với CIC. Vậy nên, gần như mọi lịch sử giao dịch đều được ghi nhận chính xác, đầy đủ giấy tờ trên trung tâm thông tin tín dụng quốc gia.

Việc khách hàng quán kỳ hạn thanh toán trên 10 ngày trở đi, nếu không có thông tin trao đổi, báo cáo về thời gian cụ thể để hoàn trả khoản vay, thì CIC sẽ ghi nhận lại là 01 lần qúa nợ và hậu quả xấu là từ khách hàng nợ nhóm đủ tiêu chuẩn thành nhóm nợ 2 đáng chú ý bị giới hạn một số quyền lợi khoản vay cá nhân trong vòng 3 năm

Nếu việc quá hạn tiếp tục bị trì hoãn sẽ trở thành nợ xấu nhóm 3,4 và 5, bị hạn chế đăng ký khoản vay mới trong vòng 5 năm, gây khó khăn cho việc vay ngân hàng, thanh toán trả góp sau này.

Đối với các app vay không liên kết với CIC

Vay app có bị nợ xấu không?

Vay app vẫn có thể bị ghi nợ xấu

Ngoài các app vay chính thống thì vẫn có những app cho vay không liên kết với CIC, giúp hoạt động giao dịch của khách hàng với app không bị ghi nhận. Tuy nhiên, tại đây sẽ có các hợp đồng cho vay với điều khoản quy định chung cho trường hợp khách hàng không thanh toán đúng hạn là giảm điểm tín dụng cá nhân app và một có biện pháp yêu cầu khắc phục tùy vào mức độ nợ xấu của khách hàng.

Khi khách hàng quá thời gian thanh toán khoản vay, các công ty này vẫn sẽ ghi nhận trường hợp không thanh toán của khách hàng trên trang thông tin nội bộ của công ty, giảm điểm tín dụng và không cho phép bạn vay tại app hoặc bất kỳ app cho vay nào cùng thuộc chung hệ sinh thái tài chính của công ty tổng

Không những vậy, có một số app cho vay vì không liên kết với CIC, họ có thể biến trướng hình thức cho vay- trả nợ theo hướng tín dụng đen với lãi suất cắt cổ. Nếu khách hàng không đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng vay mượn thì rất có khả năng họ dễ rơi vào tình huống nợ vẫn còn đó mà lãi tăng cấp số nhân, khó khăn trong việc xoay sở tài chính, ảnh hưởng đến đời sống, tinh thần của khách hàng

Vay tiền qua app tín dụng đen

Vay app tín dụng đen là một trong những hình thức cho vay nguy hiểm, do nguồn thông tin không rõ nguồn gốc, không được đánh giá hợp pháp như ngân hàng nhà nước hay các tổ chức tài chính hợp pháp

Các app này thường quảng cáo rầm rộ với lời mời gọi hấp dẫn như: “duyệt vay 5 phút”, “không cần chứng minh thu nhập”, “chỉ cần CCCD là có tiền”… Tuy nhiên, ẩn sau đó là lãi suất cao ngất so với quy định pháp luật (thậm chí lên tới 500-700%/năm). 

Nếu khách hàng không trả đúng hạn sẽ bị gọi điện khủng bố tinh thần, bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội, thậm chí app vay đen còn thuê các công ty đòi nợ, đến tận nhà, đập phá đe dọa gia đình, người thân xung quanh. Nhiều trường hợp mất kiểm soát tài chính dẫn đến mất khả năng chi trả, bị xiết tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và danh dự cá nhân. 

Việc sử dụng app vay tín dụng đen không chỉ tiềm ẩn rủi ro tài chính mà còn kéo theo hậu quả pháp lý nếu vướng vào vòng xoáy lãi suất “cắt cổ”.

Hậu quả khi vay app bị ghi nhận nợ xấu bởi CIC

Dù việc vay app online chính thống hay không chính thống, khi đã bị nợ xấu thì bất kỳ loại app vay nào cũng mang đến những hậu quả tác động mạnh mẽ lên đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân, khiến họ gần như mất đi cảm giác thoải mái, mà luôn phải sống trong cảm giác lo lắng, bất an, chật vật cho những lần vay mượn sau này.

Giảm sút điểm tín dụng cá nhân

Vay app có bị nợ xấu không?

Tác hại của nợ xấu

Khi bạn bị ghi nhận nợ xấu trên hệ thống CIC (Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia), điểm tín dụng cá nhân của bạn sẽ bị trừ điểm nghiêm trọng. Điểm tín dụng chính là cơ sở để các ngân hàng, công ty tài chính đánh giá mức độ uy tín và khả năng trả nợ của bạn trong tương lai. Càng nhiều lần trễ hạn, điểm tín dụng càng thấp. 

Nếu bạn thuộc nhóm nợ xấu từ nhóm 3 trở lên (trễ hạn trên 90 ngày tiêu chuẩn), hệ thống CIC sẽ lưu lại lịch sử đến tận hơn 5 năm, dù bạn đã hoàn tất khoản vay. 

Điểm tín dụng thấp khiến bạn bị đánh giá là “khách hàng rủi ro cao”, làm giảm đáng kể khả năng tiếp cận với các gói vay ưu đãi, thẻ tín dụng hoặc dịch vụ tài chính khác. Đây là một trong những hậu quả âm thầm nhưng có sức ảnh hưởng lâu dài đến tài chính cá nhân của bạn.

Gây khó khăn trong việc vay ngân hàng sau này

Một khi đã bị liệt vào danh sách nợ xấu trên CIC, bạn gần như không thể tiếp cận các khoản vay từ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính uy tín trong vòng nhiều năm tiếp theo. 

Dù bạn chỉ vay một khoản nhỏ qua app (vài triệu đồng), nhưng nếu bị ghi nợ xấu, các ngân hàng cũng sẽ từ chối hồ sơ vay mua xe, vay mua nhà, vay tín chấp hay thậm chí là mở thẻ tín dụng. 

Với hệ thống chấm điểm tín dụng ngày càng siết chặt, chỉ cần một “vết đen” nhỏ cũng đủ để bạn bị loại khỏi danh sách khách hàng tiềm năng. Đặc biệt, khi bạn cần nguồn vốn đột xuất cho kinh doanh, mua sắm lớn hoặc lo việc gia đình, việc bị từ chối vay sẽ gây ra rất nhiều trở ngại. 

Khó khăn đến đã khiến đa số người trong tình trạng không có khả năng vay mượn ngân hàng nhà nước phải chấp nhận vay mượn tín dụng đen, “lãi suất cắt cổ” kéo theo vòng xoay sở tài chính càng lúc càng tồi tệ.

Bị làm phiền, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần

Vay app có bị nợ xấu không?

Hậu quả của nợ xấu

Dù bạn vay qua app có liên kết CIC hay không, nếu bạn trễ hạn hoặc không trả đúng cam kết, gần như chắc chắn sẽ bị gọi điện liên tục từ bên thu hồi nợ. 

Ban đầu, bạn sẽ bị làm phiền bởi nhiều cuộc điện thoại, tin nhắn rác, yêu cầu hay đe dọa bạn yêu cầu phải trả nợ đúng hạn. Nhưng nếu vẫn tiếp tục không thực hiện, công ty tài chính sẽ liên hệ người thân, bạn bè, đồng nghiệp của bạn để làm phiền, yêu cầu họ chi trả khoản vay của bạn.

Đặc biệt với các app vay đã biến trướng hình thức, không minh bạch (tín dụng đen trá hình), họ thường dùng các biện pháp gây áp lực như bôi nhọ, rêu rao hình ảnh của bạn trên mạng xã hội hoặc gửi hình ảnh bạn ghép với nội dung phản cảm để gây hoang mang. Có những trường hợp nghiêm trọng, các app vay sẽ liên hệ với các công ty thực hiện đòi nợ thuê đến tận nơi địa chỉ bạn đăng ký gây rối trật tự, đập phá đồ đạc, đe dọa hoặc cố ý gây thương tích cho bạn để yêu cầu thanh toán khoản nợ

Nhiều người vì áp lực tinh thần mà mất ngủ, lo lắng kéo dài, ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ. Thậm chí có người bị trầm cảm hoặc mắc các vấn đề tâm lý nặng vì bị đòi nợ theo kiểu khủng bố. Dù khoản vay nhỏ, nhưng hậu quả tinh thần có thể rất nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng cách.

Hướng dẫn xử lý khi khách hàng vay app bị nợ xấu

Trong trường hợp khách hàng vay app nhưng quá hạn thời gian thanh toán, có nguy cơ bị dính nợ xấu nhóm 3,4 và 5 thì dưới đây là cách thức hỗ trợ khách hàng giảm thiểu nguy cơ mắc phải nhằm đảm bảo duy trì được khả năng đăng ký vay vốn sau này:

Xác tình tình trạng nợ xấu để hướng dẫn

Vay app có bị nợ xấu không?

Kiểm tra nợ xấu trên CIC

Để chắc chắn tình trạng nợ của khách hàng đang nằm ở mức độ như thế nào, để từ đó có phương án đề xuất hỗ trợ đúng tình huống người vay thì việc kiểm tra khoản nợ đang nằm ở nhóm nào là yếu tố tiên quyết. Kết quả của bước kiểm tra sẽ phản ánh hiệu quả các bước thực hiện tiếp theo

Đối với các app vay có liên kết với Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia: Có thể tự kiểm tra qua app CIC Credit Connect, đăng ký tài khoản bằng CCCD/CMND, thực hiện xác minh và tiến hành tra cứu tình trạng tín dụng.

Đối với ngân hàng nhà nước: Tính từ thời gian ký hợp đồng khoản vay với ngân hàng, bất kỳ khi nào khách hàng yêu cầu thì ngân hàng đều kiểm tra CIC giúp và có thể thông báo tình trạng nợ xấu để khách hàng nắm bắt.

Đối với các app vay không liên thông với CIC: Khách hàng có thể trao đổi với bên tư vấn, chăm sóc khách hàng của công ty và yêu cầu công ty cung cấp tình hình khoản vay và thời gian trước khi quá hạn khoản nợ, để khách hàng đưa ra phương án tài chính phù hợp

Nhờ công ty trung gian kiểm tra nợ xấu: Lựa chọn một đơn vị kiểm tra nợ xấu hộ uy tín sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, không cần phải trực tiếp thực hiện hồ sơ kiểm tra, các đơn vị trung gian sẽ thay bạn thực hiện kiểm tra, trao đổi với ngân hàng với mức chi phí bình dân từ 50.000 trở lên

Liên hệ với bên cho vay để thương lượng hướng giải quyết

Vay app có bị nợ xấu không?

Hướng dẫn cách xử lý khi khách hàng bị nợ xấu

Ngay khi xác định được mức nợ xấu của mình, khách hàng cần nhanh chóng liên hệ với bên chăm sóc khách hàng hay tư vấn viên của app để thương lượng cách xử lý, cũng như là các khoản phí đóng phạt trễ hạn thanh toán nợ theo điều khoản hợp đồng. 

Việc trực tiếp thương lượng với bên cho vay tạo sự tin tưởng rằng bạn đã trung thực và cố gắng trong việc xoay sở tài chính, hạn chế hết sức mức độ nghiêm trọng của vấn đề, từ đó tăng niêm tin cho đôi bên, và được hỗ trợ, ưu tiên một số quyền lợi nhằm nhanh chóng khắc phục thanh toán cả khoản vay gốc lẫn lãi.

Ưu tiên thanh toán nhanh chóng các khoản nợ

Việc ưu tiên thanh toán nhanh chóng toàn bộ gốc, lãi và phí phạt càng sớm càng tốt không chỉ giúp ngừng phát sinh thêm lãi phạt, mà còn là điều kiện bắt buộc để bắt đầu quá trình giảm khả năng ghi nhận nợ xấu khỏi hệ thống CIC.

Gửi yêu cầu kiểm tra cho trung tâm thông tin tín dụng

Dù đã tất toán xong khoản vay hay được vài phần trăm được hợp đồng đăng ký vay, khách hàng cũng nên gửi yêu cầu kiểm tra tình trạng nợ cho trung tâm thông tin tín dụng để xác định hiện tại mức nợ đang nằm nhóm bao nhiêu, bị hạn chế các quyền lợi vay cá nhân như thế nào, khi đó khách hàng sẽ có các hướng giải quyết phù hợp tiếp theo là tiếp tục sử dụng app vay hiện tại hay tham gia đăng ký tại các app khác 

Giữ gìn điểm tín dụng trong sách trong 12 tháng

Khi một lần bị mắc phải tình huống quá hạn thanh toán khoản vay, dù là app vay chính thống hay không có liên kế CIC, thì điểm tín dụng cá nhân của mình cũng sẽ bị ảnh hưởng, vậy nên trong khoảng thời năm 1 năm, ngoài cần phải đảm bảo các khoản vay được thanh toán đầy đủ, nhanh chóng thì khách hàng cần phải thận trọng trong việc tiếp tục vay vốn để phục hồi lại điểm tín dụng tăng dần theo thời gian

Một số vấn đề cần lưu ý khi vay app để tránh bị nợ xấu

Dưới đây là một số điều cần chú ý để khách hàng cân nhắc trước khi đăng kí khoản vay trên app online để tránh bị nợ xấu

Không quỵt, bùng nợ

Vay app có bị nợ xấu không?

Hậu quả bùng nợ vay tiêu dùng

Dù khách hàng có rơi vào tình huống khó khăn, không có khả năng xoay sở tài chính thì hành động quỵt, bùng nợ là hành vi nguy hiểm không nên được thực hiện vì một số lý do sau:

Bị làm phiền, đe dọa tinh thần: Các ngân hàng, công ty tài chính khi phát hiện khách hàng có dấu hiệu gian dối, trốn tránh việc thanh toán khoản vay, sẽ yêu cầu một bên công ty thứ ba đòi nợ và spam cuộc gọi liên tục gây phiền nhiễu đến cuộc sống cá nhân khách hàng

Bị khởi kiện dân sự: Với những ký kết hợp giao dịch khoản vay giữa khách hàng với ngân hàng hay công ty tài chính là đủ cơ sở để khởi kiện khách hàng và yêu cầu thực hiện thanh toán hạn vay theo các điều khoản hợp đồng

Bị xử lý vi phạm hành chính: Khi phát hiện khách hành có dấu hiện gian dối, che giấu, tiêu hủy chứng cứ như các giấy tờ có liên quan đến khoản vay nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt từ 2-3 triệu đồng

Kiểm tra độ uy tín của app cho vay

Trước khi quyết định đăng ký vay, cần phải tìm hiểu rõ ràng về app cho vay. Tập trung thời gian nghiên cứu các đánh giá từ người đi trước để hiểu rõ chất lượng dịch vụ và điều khoản hợp đồng vay tại đây. Ngoài ra, cần có sự trao đổi với người tư vấn đề nắm bắt được cơ chế hoạt động và cách thức giải quyết các khoản vay có làm hài lòng với khách hàng

Chung quy, nên ưu tiên lựa chọn những app vay uy tín, đã được cấp phép hoạt động bởi các tổ chức tài chính có thẩm quyền vừa hạn chế rủi ro vừa giúp khách hàng yên tâm sử dụng lâu dài

Các điều khoản trong hợp đồng

Vay app có bị nợ xấu không?

Nắm rõ điều khoản hợp đồng vay để cân nhắc đăng ký

Trước khi quyết định sử dụng lâu dài app vay tiền, việc nghiên cứu các điều khoản liên quan đến hợp đồng vay tại app là một trong những vấn đề quan trọng giúp khách hàng nắm bắt được cách thức làm việc, mức độ chuyên nghiệp của app và hướng xử lý trong tình huống khách hàng quá hạn thanh toán như thế nào, cách thức app thu hồi nợ để yên tâm gửi trọn tin tưởng. 

Trong các điều khoản của hợp đồng cần chú ý đến mức lãi suất thực tế khi vay, các chi phí tri trả ngoài khoản vay…Việc tìm hiểu những thông tin trên sẽ giúp đảm bảo quyền lợi của khách hàng, tránh nguy cơ rơi vào tình huống bị siết nợ, bị đe dọa nếu thanh toán quá hạn.

Quy định thời hạn thanh toán khoản vay

Mỗi app vay đều có quy định riêng về thời hạn thanh toán, tùy theo gói vay hoặc mức tín nhiệm của người vay. Khoản vay sẽ được tính lãi ngay sau khi giải ngân, và thời hạn trả nợ thường được ghi rõ trong hợp đồng hoặc hiển thị ngay trên app. 

Nếu người vay không trả đúng ngày quy định, khoản nợ sẽ bị tính lãi phạt chậm thanh toán, và đồng thời có thể bị chuyển thành nợ xấu nếu app có liên kết báo cáo

Trong trường hợp app không kết nối CIC, người vay vẫn có thể bị gọi điện làm phiền, đòi nợ liên tục, thậm chí ảnh hưởng đến danh dự cá nhân. 

Vì vậy, bạn cần nắm rõ ngày đáo hạn và có kế hoạch trả nợ rõ ràng ngay từ đầu, tránh để lỡ hạn gây hậu quả về sau.

Lựa chọn không vay quá khả năng chi trả

Các app vay luôn làm tốt vai trò của mình trong việc cung cấp đa dạng các khoản vay phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng cũng như là đảm bảo khi phát hiện khách hàng có khả năng không thể tất toán món vay, có thể nhanh chóng hỗ trợ

Vậy nên, nguyên tắc quan trọng là chỉ vay trong khả năng chi trả, tuyệt đối không vay “chồng vay” để trả nợ cũ. Trong quá trình vay, bạn nên ghi chú rõ ràng ngày đến hạn, bật nhắc lịch hoặc đặt nhắc nhở trên điện thoại để tránh quên hạn trả

Gợi ý những app vay online hỗ trợ cho khách hàng bị nợ xấu

Dù đang có lịch sử nợ xấu, vẫn có một số app hoặc tổ chức tài chính hỗ trợ cho vay với điều kiện linh hoạt, phù hợp với các khách hàng cần số tiền gấp trong thời gian ngắn mà thủ tục pháp lý gọn gàng.

FE CREDIT

Vay app có bị nợ xấu không?

App vay FE CREDIT thiết kế chuyên nghiệp, thu hút khách hàng

FE CREDIT vốn có tiền thân là Khối Tín dụng tiêu dùng trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), nhưng đến năm 2015, FE CREDIT đã chuyển đổi hoạt động Tín dụng tiêu dùng sang một pháp nhân độc lập mới với tên gọi Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (được nhận diện với Thương hiệu FE CREDIT) 

Đến tháng 10/2021, FE CREDIT được Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC (SMBCCF), một công ty con do tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group của Nhật Bản sở hữu 100% vốn thu mua.

Tính đến thời điểm hiện tại, FE CREDIT được xem là một trong những công ty tín dụng tài chính hợp pháp của nhà nước có sự liên kết với CIC và được đông đảo cá nhân, tổ chức thương mại tin tưởng sử dụng lâu dài

Dưới đây là bảng đánh giá ưu, nhược điểm của app FE CREDIT

Ưu điểm Nhược điểm
Là công ty tài chính

Có hỗ trợ cho khách hàng nợ xấu nhóm 1, 2, nhưng sẽ xem xét kỹ về thu nhập hiện tại, khả năng trả nợ và thời gian đã tất toán nợ cũ

Có nhiều hình thức vay như tín chấp, trả góp theo tháng…

Không yêu cầu thế chấp tài sản

Giải ngân nhanh

Mạng lưới có mặt khắp cả nước

Lãi suất cao hơn thực tế từ 30-40%/năm

Phí phạt trả chậm cao

Khách hàng có thể bị gọi điện làm phiền nếu trả khoản vay muộn

 

Money Cat

Vay app có bị nợ xấu không?

Money Cat là một trong những app trực tuyến cho vay uy tín

Money Cat là trang web cho vay tiền có nguồn gốc từ tổ chức nước ngoài nhưng được công ty TNHH MTV LEND TOP bảo lãnh, chịu trách nhiệm pháp lý và được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam. 

Money Cat thực hiện các hoạt động cho vay trên trang chủ web hoặc ứng dụng trực tuyến giúp đơn giản thủ tục, tiết kiệm thời gian cho khách hàng sử dụng.

Dưới đây là chi tiết ưu điểm, nhược điểm của app: 

Ưu điểm Nhược điểm
Đây là app vay online không liên kết với CIC, tránh bị ghi nhận nợ xấu trong thời gian vay

Đăng ký hồ sơ trực tuyến chỉ bằng CCCD hoặc giấy tờ tùy thân khác

Có nhiều khoản vay ngắn hạn, dài hạn, hoặc vay trả góp tùy nhu cầu

Xử lý hồ sơ nhanh chóng trong 5 phút

Tính bảo mật cao

Lãi suất cao hơn thực tế từ 5-15% tùy gói vay mà khách hàng lựa chọn

Một số gói vay xem xét đến yếu tố nợ xấu hoặc điểm tín dụng thấp của khách hàng

 

Vay vnd

Vay app có bị nợ xấu không?

Gợi ý một số app vay online uy tín đang có mặt tại Việt Nam

Vay Vnd là app tài chính thực hiện dưới mô hình trung gian thực hiện việc lên hợp đồng giao dịch khoản vay giữa khách hàng với tổ chức tài chính trực tiếp cung cấp khoản vay. Đây vẫn được xem là một trong những app cho vay khá uy tín và được nhiều khách hàng tin dùng tại Việt Nam

Dưới đây là bảng đánh giá về app Vay Vnd:

Ưu điểm Nhược điểm
Là app vay tài chính không liên kết trực tiếp với CIC

Quy trình đăng ký vay chỉ mất khoảng 1 giờ hoặc trong nửa ngày

Thời gian xét duyệt nhanh, phù hợp nhu cầu tài chính khẩn cấp

Đa dạng về số tiền và khoản vay theo yêu cầu khách hàng

Áp dụng công nghệ mã hóa dữ liệu, bảo mật tuyệt đối cho khách hàng

Khách hàng bị nợ xấu ở app có thể bị từ chối cho lần vay sau này

Nếu thanh toán trễ thời hạn bị đòi nợ quyết liệt, phí phạt cao ngất ngưởng

Lãi suất thực tế cao có thể lên tới 200%/năm so với quy định pháp luật

 

Câu hỏi thường gặp 

Bao lâu thì được xóa nợ xấu?

Sau khi xác định việc “Vay app có bị nợ xấu không” thì thời gian để xóa nợ xấu cũng là một thắc mắc lớn đối với các khách hàng có nhu cầu tiếp tục khoản vay để thực hiện hoạt động kinh doanh, đầu tư cá nhân. Vì nợ xấu nằm trong nhóm nợ số 3,4 và 5 nên thời gian lưu trên CIC là 5 năm kể từ ngày tất toán.

Tuy nhiên, dù sau 5 năm đã hết thời gian xem xét kết thúc nợ xấu, với khách hàng thực hiện vay tại các app liên kết CIC thì vẫn bị ghi nhận lịch sử quá hạn thanh toán thêm 2 năm

Các trường hợp không trả đúng hạn bị xử lý như thế nào?

Nhìn chung, dù vay ở bất kỳ app online nào, thì khách hàng nào quá hạn thanh toán đều phải đối mặt với các hình thức xử lý sau:

Bị phạt phí trễ hạn kèm lãi: Lãi suất/phí phạt có thể tăng gấp nhiều lần lãi ban đầu.

Bị ghi nợ xấu trên CIC: Ảnh hưởng trực tiếp đến điểm tín dụng, khiến bạn khó vay trong tương lai.

Bị xử lý vi phạm hành chính: Trong trường hợp khách hàng cố ý quỵt nợ, gian dối không trung thực trong thanh toán khoản vay có thể bị phạt từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng theo nghị định 144/NĐ-CP.

Bị gọi điện, nhắn tin đòi nợ liên tục: Không chỉ bạn mà người thân, bạn bè trong danh bạ có thể bị liên lụy.

Bị khởi kiện: Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng có thể kiện ra tòa để thu hồi nợ.

Bị khủng bố tinh thần: Một số app đòi nợ bất hợp pháp bằng cách đe dọa, bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội.

Kết luận

Qua bài viết, phần nào đã giải quyết được câu hỏi liệu “Vay app có bị nợ xấu không” và đưa ra vô vàn những thông tin quan trọng từ viết phòng ngừa, giải quyết đến khắc phục tình trạng bị nợ xấu để cải thiện điểm tín dụng, giúp cá nhân có thể thực hiện vay mượn sau này một cách an toàn và thuận lợi, từ đó giúp việc lựa chọn đâu là app vay uy tín để đặt niềm tin tài chính vào lâu dài.